Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Than ôi ! Hùng khí non sông!

Càng đọc, càng thêm ngao ngán... Nghe cứ như huyền sử thành Cổ loa của Thục Phán An dương Vương thời xa xưa chứ không phải chuyện ở thế kỷ 21...

Ngày xưa các cụ đã nói : "Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn...." Vậy mà ngày nay các "nguyên khí quốc gia" như vầy đây :

Đá lạ, ấn lạ ở đền Hùng
- Nghi vấn bùa đạo trên hòn đá lạ ở đền Hùng
- CHÍNH BỘ VĂN HÓA MÔI GIỚI VÀ PHÊ DUYỆT ĐẶT BÙA TRẤN YỂM Ở ĐỀN HÙNG
- RỢN TÓC GÁY, HÌNH ẢNH MỘT LỄ CÚNG Ở ĐỀN HÙNG

Có 1 chi tiết 'chỉnh vẫn chưa chuẩn' trong lời pháp sư Nguyễn minh Thông, hiện đang là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng dụng Phương Đông (của Nhà Nước hẳn hoi đấy, không phải trung tâm bói toán ba vơ đâu nhé) : viên đá lát có chữ Tàu phát hiện dưới nền đền Thượng khi trùng tu nơi này vào năm 2009 là của... quân nguyên Mông (thời nhà Trần) lén lút đặt vào đền Hùng để âm mưu trấn yểm nước ta !!!

Theo google thì tuy đền Hùng khai móng ở thời nhà Đinh - thế kỷ thứ X, nhưng xây dựng hoàn chỉnh vào thời Hậu Lê - thế kỷ thứ XV và đền Thượng nằm trong cụm kiến trúc này. Nhà Trần thuộc thế kỷ thứ XIII-XIV, cuộc chiến Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ ba (cuối cùng) diễn ra vào năm 1286-1288 nghĩa là lúc đó đền Thượng chưa xây dựng. Chỗ chưa chỉnh của Mr.Thông là ở đây. Không lẽ tên pháp sư giả mạo của quân Nguyên Mông đặt viên đá yểm ngoài trời khơi khơi dzậy sao? Và mấy ông quan cũng như phu xây dựng thời Lê cứ khơi khơi ú òa một phát là ra cái đền Thượng sừng sững giữa Trời mà không hề đảo đất làm nền móng trước khi xây ư? Đấy là chưa nói đến chuyện cái căn cứ để kết luận về viên đá đó.

Cứ nghĩ đến cái kết luận (có vẻ) võ đoán "viên đá là bùa yểm của quân Nguyên Mông" là thấy có gì đó không xuôi. Văn hóa tín ngưỡng của người Mông Cổ dường như đã bị ông đồng hóa với người Hán mất rồi, có lẽ ông cho quân Nguyên Mông cũng là Tàu Khựa chăng (vì khi đó họ đang đô hộ Trung Nguyên của người Hán mừ.) Cái đặc sản bùa yểm, địa lý, phong thủy made in China 100% nào phải của đế chế Nguyên Mông với vó ngựa hào hùng. Nếu người Mông cổ có sự thâm hiểm đó thì hiện nay chẳng đên nỗi vùi lấp trong sa mạc như vậy.

Thêm một chi tiết "không hiểu nổi" nữa là : Sau khi bỏ viên đá yểm đó đi phải đặt một bùa trấn khác (là viên đá lạ cực kỳ nhố nhăng, mê tín đặt oai vệ trong một vị trí quan trọng trong đền Thượng hiện nay). Bỏ đi rồi thì tốt rồi, khí thế quốc gia sẽ ... thăng thiên thôi, không còn bị vùi chôn giam hãm nữa rồi, đặt bùa yểm làm giề nữa nhỉ? Theo lời Mr.Khôi (chưởng môn nhân của đạo phái đền Hùng hiện giờ) thì từ khi đặt viên đá đó đến nay, thế sự cực kỳ bình ổn. Hèn chi các tàu LẠ chỉ dám đánh lén các ngư thuyền VN hoặc quá lắm là 'vô tình làm đứt cáp' tàu BM chứ chưa dám tấn công trực diện hehehe... Chỉnh không cần chuẩn...

Ai bảo Cộng sản vô thần?

Bống dưng muốn... ngọng!!!


P/s : Search chỉ thấy Viện nghiên Cứu văn hóa Phương Đông - Hà Nội, do ông Phạm Đức Dương làm giám đốc, không thấy Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng văn hóa Phương Đông như các báo đưa tin, ngoài cái này : (Trung tâm đâu có giống chương trình???)

Theo unescovietnam.vn
Chương trình Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông
THứ SÁU, 03 THÁNG 7 2009 15:13
Địa chỉ: Số 3 Ngõ 487 - Tổ 54 Đông Kim Ngưu - Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà nội
Điện thoại: 04-38621813
Ban giám đốc:
Ông Nguyễn Minh Thông

Nội dung hoạt động:
1. Trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp các kiến thức văn hoá Phương đông có thể ứng dụng vào đời sống, phù hợp với sự phát triển của đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" cụ thể là: Môi trường học, kinh tế học, kiến trúc xây dựng, y học phương đông, hán nôm, khảo cổ học, quân sự học, lịch sử văn hoá Việt nam và các ngành khoa học khác.
2. Tổ chức và giảng dạy những phần kiến thức văn hoá Phương đông có thể ứng dụng vào các ngành khoa học kỹ thuật, vào cuộc sống xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt.
3. Hàng tháng có một buổi hội thảo trao đổi văn hoá phương đông do Chương trình mời những người có khả năng nghiên cứu sâu hoặc các cử nhân đại học, giáo sư, tiến sĩ trong mọi ngành nghề khoa học.

4. Chương trình sẽ trực tiếp thẩm tra mời những dịch giả có khả năng dịch và giảng dạy tốt, sau đó sẽ trình lên Hiệp hội để Hiệp hội trực tiếp ra quyết định mời giảng những môn dịch học ứng dụng của văn hoá Phương đông.
5. Chương trình sẽ trực tiếp xem xét thu nhập các đề tài khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực xã hội cho Hiệp hội để Hiệp hội lựa chọn xuất bản, trao giải thưởng nếu đề tài đó thực sự có giá trị cho đất nước.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét