Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

27 điểm để bạn biết đó là người gốc Á

Nuôi nấng con cái ở phương Tây qua cái nhìn của Tây

Nguồn : nguyenvantuan.net

Hehehe thấy mình có 20/27 và mình Asian 100% không lẫn vào đâu được rùi.
  
InEmail

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2013 10:44
http://i.livescience.com/images/i/000/023/722/iFF/asian-family-120119.jpg?1327011874Tôi mới nhặt được bài sau đây trên buzzfeed.com (Hai mươi bảy dấu hiệu cho thấy bạn được lớn lên trong các gia đình gốc Á châu) thấy vui vui, nên dịch sang tiếng Việt để chia sẻ cùng các bạn. Có thể nói rằng 27 điểm này được viết bởi các em gốc Việt lớn lên ở Mĩ, nên có vài điểm giống như người Tây nhìn vào, và do đó có phần hài hước, nhưng rất thật. Tôi cũng chèn thêm một vài chú thích / bình luận đề các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những điều được đề cập đến trong bài báo.

Có khi nào bạn gặp một người đồng hương ngoài đường và nghe cách họ nói, hay ghé thăm nhà một người bạn đồng hương, và thấy có gì quen quen. Đó là những gì nó khác khác với phong cách sinh hoạt trong một gia đình người phương Tây. Sau một thời gian so sánh, bạn nhận ra đó là sự khác biệt về văn hoá, cách ứng xử, và suy nghĩ. Những khác biệt đó thể hiện ra ngoài mà Dao Nguyen Kevin Tang đã sưu tầm, tổng kết trong bài viết đầy tính minh hoạ sau đây. Xin giới thiệu cùng các bạn như là một món quà giải trí vui vui trong ngày cuối tuần.
http://www.buzzfeed.com/daozers/27-signs-you-were-raised-by-asian-immigrant-parents


Hai mươi bảy dấu hiệu cho thấy bạn được lớn lên trong các gia đình gốc Á châu, đặc biệt là Đông Á (Tàu, Hàn, Việt, v.v.)
NVT: Tôi nghĩ để cho công bằng, tôi dịch “Chinese” là “Tàu”, chứ không phải “người Trung Quốc”. Chữ China cũng không bao giờ có nghĩa là “Trung Quốc”. Ai đó xưng tụng họ là “Trung Quốc” thì quyền của họ, nhưng cá nhân tôi thì không chấp nhận. Ngày xưa, do thói quen, nên tôi cũng thỉnh thoảng dùng "Trung Quốc" để chỉ China, nhưng nay thì cố gắng hạn chế cách dùng này.

1. Trước buổi dạ vũ chia tay các bạn học, bạn đã nhận được lời cảnh báo nghiêm khắc của ba má về người bạn trai hay bạn gái tương lai.
NVT: Ở nước ngoài, các trường trung học và đại học thường tổ chức một buổi dạ vũ khi lớp học kết thúc vào cuối năm, gọi nôm na là prom. Đó là lúc bạn bè chia tay, nên cũng có khi tình cảm lưu luyến. Có những buổi mấy cô cậu “quậy”, nên chuyện ba má căn dặn và cảnh báo là thường. Tôi nghĩ vậy với tư cách là bậc phụ huynh.
Before prom, your parents had stern words for your date:
Via: mothersdaymeme.tumblr.com
2. Trong những kì nghỉ hè, ba má bạn chụp hình như thế này:
NVT: Phong cách chụp hình của người Á châu mình cũng đáng để nói. Nó có một cái gì đó có thể nói là “là lạ” và không hợp với phong cách của người phương Tây. Nó cũng giống như người mình hay ngồi chồm hổm vốn rất bình thường với người mình, nhưng rất kì cục với người Tây phương.
On vacations, your parents took photos like this:
Via: m.lolsnaps.com
3. Họ làm như thế này trong các quầy hàng rau quả ở siêu thị.
NVT: Chuyện “phe ta” thử nắn trái cây trong siêu thị là … phổ biến. Nhưng với người phương Tây thì thói quen đó hơi lạ. Có lẽ xuất phát từ sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào người bán hàng, nên chúng ta có thói quen đó chăng?
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents

4. Và gọi nước nóng trong nhà hàng.
NVT: Lại thêm một điều lạ lùng!
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents

5. Họ (ba má bạn) dặn dò bạn phải nhịn đói trước khi ăn buffet và chỉ chọn món thịt bò cắt theo kiểu Tô Cách Lan (rib eye hay Scotch beefsteak) và tôm hùm. Ai sợ thức ăn đồ biển như lực sĩ Olympic sợ lên cân, chứ họ thì chẳng ngán.
NVT: Câu này (seafood-phobes were dead weight in buffet Olympics) khó dịch, nhưng tôi cố gắng biên tập cho dễ hiểu hơn, hi vọng là không sai ý tác giả. Cũng là một thói quen không mấy hay ho, nhưng tôi nghĩ chẳng có vấn đề gì. Mình đã trả tiền trước đàng hoàng, nhà hàng bày món ăn thì mình có quyền chọn món ăn mình thích, dĩ nhiên với điều kiện: (a) có khả năng ăn, (b) không phung phí, và (c) dứt khoát không đem về nhà.
They coached you on starving before a buffet and gorging only on rib eye and lobsters. Seafood-phobes were deadweight in buffet Olympics.

6. Khi hoá đơn tính tiền đến, bà con chiến đấu nhau, như la hét, trong giữa nhà hàng để dành quyền thanh toán tiền.
NVT: Đây là một tình huống hay thấy trong các nhà hàng. Người Tây đã mời ăn thì họ lo chi trả, chẳng có chuyện dành quyền trả. Ở Úc thì có văn hoá chia điều; mỗi khi có tiệc tùng tiễn đưa đồng nghiệp, thì cả nhóm kéo nhau ra nhà hàng, và khi tính tiền thì lấy máy tính ra cộng trừ nhân chia cho đều, và mỗi người chia nhau trả. Còn ở VN thì hình như chúng ta vẫn còn văn hoá “anh hùng” trong chi trả, ai cũng dành quyền thanh toán!
When the bill came, older relatives fought, i.e., yelled and screamed in the middle of the restaurant, for the right to pay.

7. Một số anh em họ xa hay con trai con gái của gia đình bạn bè lúc nào cũng được “cho đi nước kiệu” như là những tấm gương mẫu mực về sự hoàn hảo mà bạn chưa đạt được.
NVT: Chúng ta có thói quen so sánh con cái mình với những người thân quen. Con Hoa nó đỗ tú tài 99% kìa, mày phải cố gắng lên. Thằng Hoà nó mới tốt nghiệp kĩ sư hạng danh dự, mày thì sao? Một kiểu gây áp lực lên con mình. Cũng giống như người Tây có câu đại khái rằng sân cỏ của nhà láng giềng lúc nào cũng xanh tươi hơn sân cỏ nhà ta.
Some distant cousin or family friend's son/daughter is always being trotted out as a paragon of perfection that you're falling short of.
Source: zazzle.com

8. Khi bạn mắc bệnh, ba má bạn cho uống mấy thứ thuốc đắng ngắt chế biến cây cỏ, và chở bạn đi điều trị bằng thuật cạo gió kì dị. Thuật cạo gió không gây tổn thương, nhưng bạn lúc nào cũng sợ ai đó nhận ra dấu cạo gió (trong phòng thay đồ) và báo cho cơ quan bảo vệ trẻ em.
NVT: Chuyện bên Úc vào những ngày mới sang định cư (trên 30 năm trước). Con bé con của bạn tôi bị cảm, và thế là cả nhà cạo gió cho nó. Chẳng những cạo gió ở lưng mà còn ở cổ nữa. Đến khi con bé vào trường, cô giáo thấy dấu cạo gió, rồi đem vào khám xét, thấy trên lưng và bụng cũng có dấu đỏ. Cô giáo lập tức gọi điện cho Sở an sinh xã hội, và Sở cử nhân viên đến tận nhà để điều tra xem có bạo hành trẻ em hay không. Gia đình thì ú ớ (vì có hiểu tiếng Anh đâu) chẳng hiểu chuyện gì xảy ra. Khi thông dịch đến thì người thông dịch cũng chẳng biết “cạo gió” nên dịch sang tiếng Anh là gì. Anh ta dịch là “wind scratching”, nhưng nhân viên Sở gãi đầu chẳng hiểu đó là cái gì. Câu chuyện dẫn đến cảnh sát điều tra, tốn bao nhiêu tiền và thì giờ, rồi cũng có kết thúc có hậu: không phạt gia đình. Nhưng họ cảnh báo là phải điều trị bằng thuốc Tây, chứ không “wind scratching” nữa!
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents
Source: youtube.com

9. Khi bạn đi ra ngoài, má của bạn lúc nào cũng choàng thêm cho bạn cái áo lạnh vì cho rằng ngoài trời rất lạnh. Và bạn không bao giờ để quạt máy chạy trong khi ngủ.
NVT: Thì chỉ là một cách bày tỏ sự quan tâm đến con cái thôi. Đối với bậc cha mẹ, con cái mình lúc nào cũng là bé bỏng, chưa trưởng thành.
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents

10. Bà con của bạn nấu nướng toàn những món ăn kinh khủng. Và họ không ngần ngại bình luận rằng cái vòng eo của bạn đã phình ra.
NVT: Thật ra, dịch “awesome” là “kinh khủng” có lẽ hơi quá đáng, vì chữ này cũng có nghĩa tích cực (tuyệt diệu). Nhưng quả thật đối với người Tây thì chuyện ăn chân gà, tiết canh vịt, gan mề, v.v. có thể xem là awesome. “Phe ta” cũng không ngần ngại bình luận rằng bạn đã lên cân, nhưng người Tây thì rất tế nhị khi đưa ra nhận xét về cân nặng.
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents
Via: fucking-hyolyn.tumblr.com

11. Bạn ăn sáng với những món ăn thơm tho kèm theo những món dưa muối. Gạo thì lúc nào cũng phải có.
NVT: Món ăn sáng của người Á châu chúng ta thì phải nói là phong phú. Thử ở trong một khách sạn Á châu, buổi sáng ra chúng ta sẽ thấy nào là gạo trắng, cháo trắng, cháo gà, dưa cải, của cải muối, hột vịt bắc thảo, soup miso, shusi, bánh ướt, bún, phở, v.v. Ôi, phong phú làm sao! Còn người Tây thì họ ăn sáng nhẹ và gọn: phần lớn là trứng gà, thịt ba rọi hun khói, đậu, khoai tây chiên, và bánh mì. Theo tôi thì món ăn sáng của người Tây rất xoàng; tôi thích món ăn sáng của người Á châu hơn.
You ate savory breakfasts littered with jarred pickles. Rice was always involved.

12. Khi ghé thăm bạn, họ lúc nào cũng sà xuống bộ đi văng, hoặc lôi bạn dậy từ giường ngủ.
NVT: Ghế salon ở phòng khách chính là nơi tề tụ của gia đình và bà con. Nếu còn đang ngủ, thì bà con mình không ngần ngại dựng dậy để ra nói chuyện. :-)
When they visited you, they always crashed on some relative's couch, or kicked you out of your own bed.

13. Cái bàn phiếm điều khiển từ xa (remote control) thì được gói trong plastic.
NVT: Điều này chẳng biết xuất phát từ đâu, nhưng quả là phổ biến trong các gia đình Á châu. Tôi đoán là do thói quen tiết kiệm và muốn giữ đồ dùng cẩn thận, nên không muốn làm dơ bẩn hay hư hao đến đồ đạc. Không ít người bao bọc toàn bộ bộ sofa, thậm chí ghế xe hơi bằng cao su. Điện thoại di động cũng không thoát khỏi sự bủa vây của cao su. Hệ quả là có khi chúng ta ít khi nào được sờ vào món đồ cho đến ngày chết!
The remote control is wrapped in plastic wrap.

14. Trong những hộ gia đình với mức độ xa xỉ thấp, có rất nhiều dụng cụ xoa bóp chân, xoa bóp lưng.
NVT: Quá đúng!
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents

15. Má của bạn nhét thịt nạc heo xấy khô trong bánh mì, làm cho bạn bè của bạn tưởng là … tóc.
NVT: Haha, cũng đúng luôn. Nhưng nói gì thì nói, món này cũng ngon đó chứ. Chỉ với điều kiện là không mua từ các hãng của China chế biến, vì chúng ta không thể tin vào đạo đức kinh doanh của họ.
Your mom put fluffy dried pork into your sandwiches, and your friends said it looked like hair.
Scarred for life.

16. Tủ lạnh của bạn được chất đầy những lọ mà nhãn hiệu ngoài lọ thì chẳng ăn nhập gì với thức ăn trong lọ.
NVT: Đối với người Việt chúng ta, các lọ thức ăn sau khi đã hết thức ăn thì được tái sử dụng và cho nhiều chức năng. Do đó, một lọ cà phê có thể được dùng để chứa nước mắm pha chế. Có khi cũng có lợi. Nhớ hôm tôi đem hủ mắm lóc từ VN sang Sydney, nhân viên hải quan chận lại và hỏi home made? (làm ở nhà hả?) tôi tự hào nói “yes”, nhưng anh ta nói làm ở nhà thì không được kiểm nghiệm nên phải vứt đi. Tôi cãi một hồi nhưng xem ra anh ta không đổi ý. Còn em tôi trong cùng chuyến bay nó dùng một lọ có nhãn nước mắm (bằng tiếng Việt) nhưng lại chứa mắm cá lóc thì được hải quan Úc gật đầu ok vì họ nghĩ có nhãn hiệu in ấn đàng hoàng là chắc ăn hơn home made! Đúng là máy móc như Tây!
Your fridge was packed with jars whose labels never matched the food within.
You also saved every jar to store pickled stuff.

17. Bạn chỉ có tô chén. Không có dĩa.
NVT: Tôi không rõ ý nghĩa đằng sau điểm này. Một bạn đọc chỉ ra rằng người Á châu chúng ta dùng tô/chén để ăn cơm, còn người Tây dùng dĩa.
You only had bowls. No plates.
Source: pzed

18. Máy rửa chén được dùng làm chỗ phơi khô.
NVT: Rửa xong, để cho khô luôn!
The dishwasher was used only as a drying rack.

19. Trong những ngăn kép là khăn giấy, tách, dụng cụ nhà bếp, và những lọ xà phòng nhỏ được kì cóp từ các khách sạn.
NVT: Đúng là người Á châu có thói quen “sưu tầm” những đồ vệ sinh cá nhân từ khách sạn. Đại kị. Thiếu văn minh. Nhưng “phe ta” lại nghĩ rằng những đồ dùng đó đã được trả (qua tiền phòng) nên dù không dùng, họ vẫn sưu tầm đem về nhà dùng! Có lẽ là một nét văn hoá nhà nghèo, văn hoá làng xã.
In the drawers were free napkins, cups, utensils, and mini shampoo bottles your parents hoarded from hotels.
Also shower caps, though no one in your family has ever used one before.

20. Những ngày thứ Bảy, bạn đi học tiếng mẹ đẻ. Chủ Nhật, bạn rèn luyện một dụng cụ hay nhạc khí. Ba của bạn rất “ấn tượng” nếu bạn cầm cây đàn guitar.
NVT: Là con cái trong gia đình người Việt ở nước ngoài thì không bao giờ được relax. Sau giờ học là … học tiếp. Hai ngày cuối tuần phải học tiếng Việt hay học một môn nhạc nào đó. Nhưng chơi thể thao thì “phe ta” không mặn mà mấy. Mà, đối với trường Tây thì môn thể thao rất quan trọng; học sinh mà không tham gia chơi thể thao có thể được đánh điểm thấp trong hồ sơ học bạ.
Saturdays, you studied your parents' native tongues. Sundays, you practiced an instrument. Your dad was rad if he let you pick the guitar.

21. Bạn bè của bạn lúc nào cũng ngạc nhiên tại sao ba má bạn cãi cọ nhau. Thật ra, đó là cách nói chuyện của họ.
NVT: Điều này hình như ứng dụng cho Tàu nhiều hơn là Ta.
Your friends were always wondering why your parents were arguing. That's just how they speak.

22. Ai cũng là cô/dì hay cậu/chú/bác của bạn, nhưng bạn chẳng biết họ có thật sự là bà con với mình hay không. Ba má bạn xưng hô với nhau là “Ba”, “Má” thay vì dùng tên. Thật ra, bạn thậm chí không biết tên của những người lớn.
NVT: Đúng rồi. Tôi nghĩ chúng ta văn minh hơn Tây về mặt xưng hô. Chúng ta đoán tuổi người đối diện để tìm cách xưng hô cho thích hợp, chứ đâu thể xưng hô theo kiểu tên trống không như người Tây được. Ba má chúng ta thì quen gọi như là “Ba nó” hay “Má nó”, chứ có ai lại gọi tên.
Everyone was your aunt or uncle, but you had no idea if they were actually related to you.
Also your parents called each other Mom and Dad instead of their first names. In fact, you didn't even know adults had first names.

23. Bạn biết mùi sầu riêng nặng như thế nào.
NVT: Mùi thì nặng đó, nhưng ăn thì ngon không chê được.
You know what durians smell like.

24. Người ta lúc nào cũng giả định rằng bạn có liên hệ huyết thống với nhau: Lee/Chung/Nguyen/Hong/Kim
NVT: Hình như có thống kê cho thấy trên dưới 1/4 người Việt có họ Nguyễn. Người Hàn thì có Kim Lee; Tàu thì Wong, Wang, Chan, Lee. Nhớ có lần tôi và Nguyên đi dự hội nghị bên Mĩ, gặp một bà giáo sư Canada vốn ngưỡng mộ công trình của chúng tôi (vì chúng tôi kí tên chung trong các bài báo), đang đi trong đại sảnh rất đông người, bà kêu chúng tôi lại, chỉ vào Nguyên rồi hỏi tôi: Thằng này là Dr Nguyên phải không, nó là con hay cháu của mày hả? Chúng tôi cười bể bụng, rồi giải thích cho bà ấy biết là chẳng có liên hệ huyết thống gì cả, nó là học trò tôi.
People always assume that you're related to another Lee/Chung/Nguyen/Hong/Kim that they know.
Source: daves4

25. Không có gì ngăn cản được các dì cô của bạn cố gắng dàn xếp để bạn có được những văn bằng từ các đại học danh giá.
NVT: Cả đại gia đình cố gắng làm tất cả để con cháu mình được vào các trường danh giá. Đó là một nét “văn hoá cộng đồng” rất ư đặc thù trong các gia đình Á châu.
27 Signs You Were Raised By Asian Immigrant Parents
Source:

26. Mỗi năm, nhân dịp đầu năm, bạn nhận được tiền lì xì trong bao thư màu đỏ.
NVT: Một nét văn hoá hơi lạ với người phương Tây, nhưng tôi lại thấy hay ở người Á châu.
Every year, you got money in red envelopes on New Year's.

27. Sau cùng: Ba má bạn dành tất cả những gì họ có cho bạn, mà không hề chi tiêu gì cho chính họ. Họ là những người trực tiếp biết được những rủi ro trong thế giới, và họ cảm thấy chưa bao giờ xong việc nếu bạn chưa ổn định và an toàn. Quần áo họ mặc là những trang phục có tuổi đời 20 năm, nhưng họ đưa bạn vào đại học. Bề ngoài, họ có thể cứng rắn, không bao giờ nói “Ba má thương con”, nhưng bạn biết rằng họ thương mình, và bạn vẫn thờ ơ, chẳng đổi thay gì cả. Cám ơn Ba Má!
NVT: Một câu kết tóm lược tất cả, và phản ảnh rất đúng về suy nghĩ của các bậc cha mẹ gốc Á châu.
Finally: Your parents gave you everything they had and spent nothing on themselves. They know firsthand the dangers of the world, and their work isn't done until they see you settled and safe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét