Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Giáo dục Việt Nam hiện nay.

Đọc bài này mới hiểu tại sao ta bị ... lưu đày biệt xứ.
 
HIỆN TÌNH NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM QUA KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VÀ LĂNG KÍNH CÁ NHÂN
 
I. Giới thiệu bối cảnh
Tôi xuất thân từ Miền Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục cổ điển của Pháp, từ bản lĩnh, đạo lý đến phương pháp lý luận cũng như kiến thức tổng hợp. Đi du học đầu những năm 60 của thế kỷ trước tại Canada; được đào tạo chính qui ngành điện tử viễn thông; và sau đó, tiếp tục nghiên cứu đến mức độ tiến sĩ khoa học (Sc.D.) trong lĩnh vực xử lý thông tin. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Bắc Mỹ; nhất là trau dồi kiến thức và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu thông qua rất nhiều cơ hội gặp gở để trao đổi và học hỏi các nhà khoa học bậc thầy của thế giới tại các xơmina và các hội nghị khoa học quốc tế quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi lại may mắn có được nhiều đồng nghiệp giúp đở để hoàn thiện mình như một nhà sư phạm và nhà tổ chức nghiên cứu. Do đó, tôi có một giấc mơ là làm thế nào để chuyển tải tất cả những kinh nghiệm mà cá nhân tôi đã tích lũy được cho thế hệ trẽ ở Việt Nam, như tôi đã từng được các bậc thầy trau dồi trong quá khứ.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Hãy suy ngẫm nhé!

1. Nổi giận là trạng thái cái lưỡi làm việc nhanh hơn cái đầu.
2. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá huỷ hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai.
3. Hãy yêu thương đi… rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại.
4. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn.
5. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ.
6. Cái ôm là món quà lớn… Có thể cho đi mọi lúc và dễ dàng được đáp lại.
7. Mọi người cần được yêu thương… nhất là khi họ không xứng đáng điều đó.
8. Thước đo của cải của một người là những gì anh ta đã cống hiến cho đời.
9. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống.
10. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó.
11. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy.
12. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những gì bạn cần.
13. Nếu bạn tiếc nuối ngày hôm qua và lo lắng ngày mai, bạn sẽ không có ngày hôm nay để cảm tạ.
14. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm.
15. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai
16. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn.
17. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống làm sao để không ai tin điều đó.
18. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc.
19. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột.
20. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau.
21. Những lời nói không tốt không làm gãy xương, nhưng có thể làm vỡ trái tim ta.
22. Để thoát khỏi gian nan, chỉ có cách đi xuyên qua nó.
23. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm.
24. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phù thuộc vào họ.
25. Với mỗi phút bạn nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc mà không thể nào lấy lại được.
26. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai bạn có thể, với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.

Nguồn : Không rõ.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

ĐƯỜNG ĐI HAY ĐÍCH ĐẾN ?

Lê đình Phương.
Phàm là dân đi bụi, chắc ai cũng biết câu: “Đích đến không quan trọng bằng đường đi”. Quả thực, trên những nẻo đường rong ruổi vừa đi vừa ngẫm nghĩ, càng ngày càng hiểu thêm về sự đúng-sai rất mực nhị nguyên của câu truyền khẩu này.
Đích đến sẽ là tối hậu với dân đường xa mỗi khi ngao du ở một siêu đô thị sầm sập tiếng metro, inh ỏi tiếng xe bus, xe hơi như mắc cửi. Giữa cái đám đông ồn ào trong một biển người xa lạ đó, lòng ta bỗng hoang mang quá đỗi. Ta ngó ngang ngó dọc, ta dở bản đồ, ta bấu lấy cuốn Lonely Planet để không bị lạc đường, không bị mất hút trong cái biển người mênh mông. Vì lạc đường là hết, ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn đêm xuống trên tháp Eiffel, hay ngẩng đầu chụp tượng Nữ thần Tự Do in bóng trên trời xanh New York. Hay sẽ chẳng dịp nào nữa để nhìn bóng nắng hiu hắt đổ xuống mộ Chopin trong một chiều thu Paris vàng như mật…

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Tài sản mềm của nước Mỹ

Tài sản mềm của nước Mỹ.
Alan Phan
Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1.3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội…vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu và tạo hướng cho rất nhiều trào lưu trong sinh hoạt của nhiều dân tộc.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 năm tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:

Tài sản mềm của VietNam

Tài sản mềm của Việt Nam

Alan Phan
Nguồn : Góc nhìn Alan blog.
Khi tôi còn làm cho hãng Eisenberg và Hartcourt vào những năm đầu mở cửa của Trung Quốc (1975-1990), chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và được mời đầu tư váo những công ty mà chánh phủ TQ cho là “hòn ngọc”giá trị nhất của họ. Đó là những đại công ty có nhà máy lớn như một sân vận động, hàng chục ngàn nhân công, cơ sở văn phòng bề thế…tọa lạc phần lớn tại các vùng khỉ ho gà gáy (kế hoạch tránh các phi vụ ném bom trong chiến tranh). Những doanh nghiệp nhà nước này mang rất nhiều tính chất xã hội và quản lý theo kiểu “cha chung”…nên thua lỗ thường trực.
Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Mười điều nghịch lý


MƯỜI ĐIỀU NGHỊCH LÝ TRONG CUỘC SỐNG
Kent M. Keith         
          1. Người đời thường vô lý, không “biết điều” và vị kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.
          2. Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi. Dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.
          3. Nếu thành công, bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự. Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.
          4. Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.
          5. Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống thẳng thắn.
          6. Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn.
          7. Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế.
          8. Những thành quả mà bạn đã phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc. Nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.
          9. Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.
          10. Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.
          Đây chính 10 điều nghịch lý mà tiến sĩ Kent Keith đã chiêm nghiệm và đúc kết nên trong tác phẩm Anyway: The Paradoxical Commandments.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy nghịch lý. Để được sống trọn vẹn trong một thế giới với những điều nghịch lý như thế, bạn cần phải nhìn xuyên qua những nghịch lý để cảm nhận được những điều đã tạo nên ý nghĩa cuộc sống của mình. Bạn cũng có thể tìm thấy điều đó khi giúp người khác tìm hiểu và khám phá những nghịch lý thú vị này." - Kent Keith

Tôi khám phá và nghiệm ra 10 nghịch lý cuộc sống là một thử thách đối với chính mình và tất cả mọi người. Thử thách đó đòi hỏi chúng ta phải luôn làm theo lẽ phải, làm những điều nên làm và sống chân thật, ngay cả khi không có ai đồng cảm, chia sẻ và động viên. Khát vọng làm cho bản thân và thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn không thể phụ thuộc vào những mong muốn tầm thường - được nhận những tiếng vỗ tay khen ngợi hay những lời tán dương - bởi chúng sẽ không giúp bạn có đủ nghị lực để đi hết chặng đường. Hãy nhớ rằng, dù bất cứ điều gì xảy ra hay trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng phải tìm đường để tiếp tục tiến tới, nếu không, sẽ có rất nhiều điều cần thiết trên thế gian này chẳng bao giờ được hoàn tất." - Kent Keith

Chúng ta chọn cách sống của mình

CHÚNG TA CHỌN CÁCH SỐNG CỦA MÌNH

Tất cả chúng ta đều sinh ra, sống, chịu đựng và từ giã cuộc đời
Điều phân biệt mỗi chúng ta là ước mơ
Dẫu những ước mơ của ta thuộc thế tục hay tinh thần và những gì ta làm để thực hiện ước mơ

Chúng ta chẳng chọn đời này để sinh ra
Chúng ta chẳng chọn cha và mẹ
Chúng ta chẳng chọn thời đại lịch sử, bản quán quê hương
hay hoàn cảnh xuất thân

Hầu hết chúng ta, chẳng chọn sự ra đi,
cũng chẳng chọn giờ và điều kiện tử biệt
Nhưng trong phạm vi của những gì không có chọn lưa, chúng ta CHỌN CÁCH MÌNH SỐNG



All men and women are born, live, suffer and die;
What distinguishes us one from another is our dreams.

Whether they be dreams about wordly or unworldly things,
and what we do to make them come about…

We do not choose to be born.
We do not choose our parents.
We do not choose our historical epoch, the country of our birth,
or the immediate circumstances of our upbringing.
We do not, most of us, choose to die; nor do we choose the time and conditions of our death.

But within this realm of choicelessness , We do choose how to live.

~ Joseph Epstein ~

Học vấn người quân tử

Học Vấn Người Quân Tử




Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân-đức-lễ-hiếu-nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

I have a dream - Martin Luther King.

I am happy to join with you today in what will go down in history as the greatest demonstration for freedom in the history of our nation. Five score years ago, a great American, in whose symbolic shadow we stand today, signed the Emancipation Proclamation. This momentous decree came as a great beacon light of hope to millions of Negro slaves who had been seared in the flames of withering injustice. It came as a joyous daybreak to end the long night of their captivity.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Những thế hệ ngồi chờ

Trần Quốc Việt - Những thế hệ ngồi chờ



Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Lịch sử là chúng ta. Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh?
* * *

Việt Nam chúng ta ngày nay là một đất nước của những thế hệ ngồi chờ.

Chúng ta đã bắt đầu chờ những lời hứa hão. Đó là độc lập, tự do, và hạnh phúc.

Chúng ta vẫn chờ độc lập khi những phần đất của tổ quốc đang trong tay Trung Quốc, khi lãnh đạo Việt Nam đang gập người hướng về Thiên triều để chờ được rót ban ân huệ "độc lập" nửa vời.

Chúng ta vẫn chờ tự do nhưng tự do không bao giờ đến cho đa phần tâm hồn nô lệ trong chúng ta. Những ai chờ không được đã lìa xứ ra đi ngay từ đầu; những ai nán lại thì về sau qua muôn vàn cách họ cũng lên đường tìm tự do. Những ai ở lại thấy nữ thần Tự do trong lòng mình run rẩy trước bóng công an.

Hạnh phúc là sự mưu cầu chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có được độc lập và tự do đích thực vì chúng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm hạnh phúc cho tất cả mọi người. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khẳng định con người có các quyền thiêng liêng như quyền sống, quyền tự do, nhưng hạnh phúc thì phải mưu cầu. Hạnh phúc là sự mưu cầu dựa trên tài năng, tính cách, và nhất là sự lao động nhưng hạnh phúc không bao giờ có cho đại đa số khi độc lập và tự do không tồn tại. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giàu nghèo. Hạnh phúc phụ thuộc chính vào tự do như lời của một vị thẩm phán ở Toà án Tối cao Hoa Kỳ cách đây hơn tám mươi năm:

"Những người đã giành độc lập cho chúng ta tin rằng cứu cánh cuối cùng của nhà nước là tạo tự do cho con người phát triển hết mọi khả năng... Họ coi trọng tự do vừa như là cứu cánh vừa như là phương tiện. Họ tin tự do là bí quyết của hạnh phúc và can đảm là bí quyết của tự do."

Cho nên chúng ta hiểu tại sao dân chúng ở các nước toàn trị đa phần không có hạnh phúc như có đến 94% dân Trung Quốc không có hạnh phúc dù cuộc sống của hàng triệu người trở nên khá hơn. Còn hạnh phúc của người dân Việt ở đâu khi đạo đức bị trốc rễ, khi cuộc sống là sự mưu sinh đầy nhọc nhằn, khi sợ hãi và lòng bất an theo ta khi ta thức dậy và theo ta vào giấc ngủ, khi ta thấy ngộp trước hiện tại và ngộp hơn khi nghĩ đến tương lai.

Vì chúng ta không có can đảm nên chúng ta chấp nhận số phận nhưng chúng ta trong lòng vẫn thiết tha chờ ngày mai trời sáng hơn. Những thế hệ Việt Nam chờ mãi. Chúng ta chờ giáo dục tốt hơn khi con chúng ta phải đu dây, phải bơi qua sông để kiếm chữ. Chúng ta chờ đường xá tốt hơn khi lô cốt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt và khi đường xuống cấp còn nhanh hơn mưa. Chúng ta chờ bớt tham nhũng hơn dù khi chúng ta phải bắt đầu chung chi theo tháng và theo năm và khi chúng ta hiểu đó là thứ khổ tất yếu mà ta phải chấp nhận thêm vào những thứ khổ triền miên như sinh, tử, bệnh,lão. Quan trọng nhất chúng ta chờ tự do.

Chúng ta chờ từ tóc xanh đến tóc bạc, chờ từ nhà ra nghĩa địa. Chúng ta không được lạc quan như "lãnh tụ" khi ông viết ra câu "thơ" "Ngồi trên hồ xí đợi ngày mai". Nhưng chúng ta được phép thực thi quyền ngồi chờ của chúng ta một cách kiên nhẫn.

Vì quá quen chờ nên không ai ngạc nhiên khi chúng ta bắt đầu có thói quen ngồi chờ yêu nước trong công viên hay trong quán nước. Thử hỏi trên thế giới này có ai chờ được như ta? Có nước nào mà lòng yêu nước phải ngồi chờ không? Câu trả lời là có nếu người dân nước ấy tự xem mình là nô lệ, vì thân phận nô lệ chỉ quan tâm đến con roi mà không quan tâm đến kẻ cầm roi.
Ước gì chúng ta đừng có con để tránh kéo dài cuộc đời nô lệ khốn khổ của chúng. Hãy nhìn vào mặt các con mỗi ngày để thấy rằng hiện tại của chúng ta in hằn trên nét mặt tương lai của chúng. Rồi chúng cũng chờ như ta vì thế hệ cha anh không có can đảm không chờ.

Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn viết:
"Nếu chúng ta chờ đợi lịch sử ban cho chúng ta tự do và những món quà quý giá khác, chúng ta có nguy cơ chờ đợi trong vô vọng. Lịch sử là chúng ta."

Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh?

Lẫn trong khói hương và bao khóc than tiễn đưa ta lần cuối cùng về thế giới bên kia là ánh mắt của con cháu ta trách ta không làm gì cả để hôm nay chúng cũng phải bắt đầu chờ đợi như ta. Linh hồn nào phiêu diêu nổi trong niềm đau uất nghẹn sau lưng ấy.

Nguồn : danluan.org